Tự ý vào nhà người khác là hành vi xâm phạm chỗ ở?

Trả lời: 

Xin cảm ơn!

(Hoàng Sơn)

Trả lời: 

Khoản 9, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: "Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật."

xâm phạm chỗ ở của người khác
Điều 158, Bộ Luật Hình sự năm 2015 nêu rõ các hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 22, Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Nếu không được gia chủ đồng ý thì không ai được tự ý vào nhà của họ.

Mặt khác, Điều 158, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (đã bổ sung, sửa đổi) quy định như sau:

"Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Căn cứ theo các quy định nêu trên, nếu không được gia chủ đồng ý hoặc không được mời thì việc tự ý vào nhà của họ là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc cá nhân tự ý vào nhà người khác thì phạm tội xâm phạm chỗ ở người khác. Thực tế cho thấy, các quy phạm đạo đức hoặc phong tục tập quán sẽ điều chỉnh hành vi này. Thế nên, chỉ người nào thực hiện một trong những hành vi được nêu ở Điều 158, Bộ Luật Hình sự năm 2015 mới có thể bị xem xét về tội xâm phạm chỗ ở người khác.

Về xử phạt hành chính, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể hành vi xâm phạm chỗ ở người khác sẽ bị xử phạt ra sao. Thay vào đó, pháp luật quy định một số hành vi được miêu tả tại Điều 158, Bộ Luật Hình sự năm 2015 như đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực gây thương tích cho người khác, chiếm giữ tài sản (nhà ở) của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm h, Khoản 4, Điều 13 và điểm e, Khoản 2, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013. Mức phạt cụ thể từ 2-10 triệu đồng.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
(Công ty luật Bảo An, TP. Hà Nội)

Vnexpress

Bài viết mới nhất

Vui lòng đăng nhập để được bình luận hoặc đánh giá.

  • BĐS bán
  • BĐS cho thuê