Bỏ nhiều công sức, tiền của cho lô đất mua chung, tôi được chia nhiều hơn?

Trả lời:

Tuy nhiên, hiện mối quan hệ của chúng tôi không được tốt đẹp. Chúng tôi chưa muốn bán ngay mảnh đất này bởi tài sản đang lên giá tốt. Vậy xin hỏi, việc phân chia sau này ra sao? Tôi được hưởng tương ứng gấp 3 lần bạn không?

Trân trọng cảm ơn!

(Ngọc Linh)

phân chia lô đất mua chung như thế nào
 Các chủ thể đứng tên trên sổ đỏ là bình đẳng, không phân biệt người đứng tên chính, người đứng tên phụ. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Trả lời:

Khoản 2, Điều 98, Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện."

Theo quy định trên, các chủ thể đứng tên trên sổ đỏ là bình đẳng. Pháp luật hiện hành không quy định, không phân biệt người đứng tên chính và người đứng tên phụ.

Mặt khác, căn cứ theo Điều 210, Bộ Luật Dân thì quyền sử dụng đất trong trường hợp trên là sở hữu chung hợp nhất. Cụ thể, những chủ sở hữu chung hợp nhất có nghĩa vụ, quyền lợi ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Có nghĩa là, quyền của mỗi bên đối với tài sản là ngang bằng nhau, không phân biệt ai sở hữu ít hơn, ai nhiều hơn. Việc sử dụng, quản lý, định đoạt thửa đất phải được các đồng sở hữu thửa đất đồng ý.

Theo quy định hiện hành, các đồng sở hữu phải lập Biên bản thỏa thuận tỷ lệ góp vốn có chứng thực, công chứng hoặc lập Vi bằng được thực hiện bởi Văn phòng Thừa phát lại để có căn cứ xác định tỷ lệ góp vốn. Những văn bản này có thể được lập trước/sau khi cấp sổ đỏ. Để xác định tỷ lệ góp vốn, điều kiện chuyển nhượng tài sản cho người khác, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, bạn cần căn cứ vào cơ sở pháp lý này. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận có thể trùng với tỷ lệ góp vốn.

Nếu xảy ra tranh chấp về xác định tỷ lệ sở hữu hoặc quyền, nghĩa vụ khác của các đồng sở hữu thì Vi bằng hoặc Biên bản thỏa thuận là nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc.

Pháp luật sẽ mặc nhiên xác định tỷ lệ góp vốn của các bên là bằng nhau và những người đồng sở hữu có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung nếu trước đó không lập một trong những văn bản nói trên hoặc văn bản đã lập không hợp pháp, bị vô hiệu hoặc các bên không có chứng cứ khác về tỷ lệ góp vốn.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
(Công ty luật Bảo An, Hà Nội)

Vnexpress

Bài viết mới nhất

Vui lòng đăng nhập để được bình luận hoặc đánh giá.

  • BĐS bán
  • BĐS cho thuê