Ai có quyền thừa kế khi đất ông bà để lại không di chúc?

Trả lời: 

Xin cảm ơn!

(Ngọc)

Trả lời: 

Hình ảnh búa gỗ đặt trên phản gỗ, cạnh đó là mô hình ngôi nhà minh họa cho việc chia thừa kế theo pháp luật
Ông bà mất không để lại di chúc thì di sản họ để lại sẽ được phân chia theo pháp luật
thừa kế. (Ảnh minh họa)

Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định, nếu người để lại di sản thừa kế qua đời mà không có di chúc để lại thì di sản đó sẽ được chia theo các hàng. Phần thừa kế được hưởng của những người cùng hàng là bằng nhau. Sau đây là các hàng thừa kế cụ thể:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.

- Hàng thừa kế thứ hai: Bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại, chị ruột, anh ruột, em ruột của người chết và cháu ruột của người chết mà người chết là bà ngoại, ông ngoại, bà nội, ông nội.

- Hàng thừa kế thứ ba: Dì ruột, cô ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người chết; cụ ngoại, cụ nội của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là dì ruột, cô ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người chết, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ ngoại, cụ nội.

Theo quy định hiện hành, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng trước (do không có quyền hưởng thừa kế, đã chết, từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế).

Chiếu theo các quy định nêu trên, 3 anh em gia đình chị Ngọc sẽ được chia quyền thừa kế ngang bằng nhau, cụ thể mỗi người sẽ hưởng 1/3 giá trị mảnh đất mà bố mẹ để lại.

Mặt khác, 3 anh em chị Ngọc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do bố mẹ để lại (ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Thủ tục phân chia đất thừa kế như sau: Gia đình chị Ngọc sẽ họp mặt để công bố cách thức phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Khi vấn đề phân chia di sản được thỏa thuận xong, bạn sẽ làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58, Luật Công chứng năm 2014.

Để hoàn thiện thủ tục phân chia đất thừa kế, 3 anh em chị Ngọc sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại tài sản thừa kế và người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ tùy thân của 3 anh em chị Ngọc;
- Giấy chứng tử, giấy tờ tùy thân của bố mẹ chị Ngọc;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cùng các tài sản khác gắn liền với đất (bố mẹ chị Ngọc đứng tên);
- Văn bản thỏa thuận phân chia đất giữa các anh chị em trong gia đình.

(Theo ThanhnienViet)

http://thanhnienviet.vn/2020/01/31/ai-co-quyen-thua-ke-khi-dat-ong-ba-de-lai-khong-di-chuc

Bài viết mới nhất

Vui lòng đăng nhập để được bình luận hoặc đánh giá.

  • BĐS bán
  • BĐS cho thuê